Lịch sử nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam

Lịch sử nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam

Vào khoảng những năm đầu Công nguyên, con người đã bắt đầu sử dụng những sợi chỉ nhuộm màu, sợi len và đôi khi cả sợi bạc, vàng hoặc đồng thau... và bắt đầu những đường thêu cơ bản để trang trí họa tiết cho quần áo. Họ thêu thùa hình ảnh những cảnh vật thiên nhiên đơn giản như hoa hay những hình trừu tượng mô phỏng những hoạt động, sinh hoạt của đời sống. Rất nhiều những hiện vật trang phục được tìm thấy trên khắp nơi trên thế giới.

Những nét thêu cơ bản ngày xưa

Sự tinh xảo và kỳ công trong trang phục cung đình Trung Quốc

Tại Việt Nam, tương truyền rằng nghề thêu xuất hiện từ thời vua Hùng. Ông bà ta đã dùng chỉ, tơ, sợi nhuộm màu để thêu tỉa, trang trí trên nền vải. Cũng như các nước khác, người Việt xưa thường thêu các họa tiết cỏ cây, hình thể, hoa lá chim thú, cảnh sinh hoạt… trên khăn, túi, xiêm y, cờ trướng…

Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam” tập 1 đã mô tả trang phục của người Lạc Việt như sau: “Người Lạc Việt mặc áo chui đầu, áo cài khuy bên trái, những chàng trai có khăn khố đẹp, những cô gái có váy áo thêu…”

Ngay từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá cờ thêu tay“Đền nợ nước, trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình.  

Tuy nhiên, người thực sự được xem là “ông tổ nghề thêu Việt Nam” là Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661, người làng Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay). Tương truyền trong một lần đi sứ sang Trung Quốc, vì thấy ông là người thông minh nên đã bị Triều đình nhà Minh nhốt trên một lầu cao trong thành, không có thang xuống. Trong thời gian bị nhốt ở đây, ông đã hạ hai bức nghi môn và hai cái lọng bên trong tháp này xuống, ông đã quan sát tỉ mỉ từng sợi chỉ, các đường thêu, cách tháo lắp cán chân của chiếc lọng, nhờ vậy ông biết cách làm lọng và kỹ thuật thêu của Trung Quốc lúc bấy giờ. Khi đã biết cách làm lọng rồi, ông lại hạ bức trướng xuống, tháo các đường chỉ kim tuyến xem cách thêu, rồi lại dùng chỉ đó thêu vào. Lúc hoàn tất, ông ngắm nghía thấy nét chữ thêu giống hệt như cũ.

Sau một thời gian bị giam ở đây, ông đã nghĩ cách kẹp hai cái lọng vào hai bên mình mà nhảy xuống. Lúc này triều nhà Minh nhận thấy sự thông minh của ông, vô cùng kính phục, bày tiệc lớn tiễn đưa đoàn sứ về nước.

Chân dung Lê Công Hành

Sau khi về nước, ông bắt đầu truyền nghề thêu ông đã học được cho con cháu và người dân ở làng mình. Từ đó nghề thêu ở Quất Động trở nên phổ biến và phát triển hơn, trở thành nghề truyền thống của cả vùng. Vào những năm nghề thêu phát triển cực thịnh, sản phẩm làng nghề vang danh khắp cả nước, thể hiện óc sáng tạo trình độ tay nghề đạt mức tinh xảo. Sau khi mất, ông Lê Công Hành đã được dân trong vùng lập đền thờ, tôn làm ông tổ nghề thêu. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng 6 âm lịch, là ngày giỗ cụ Lê Công Hành thì dân làng, các đoàn ở các tỉnh địa phương làm nghề thêu và của thành phố Hà Nội đều về đây dâng hương tưởng nhớ ông tổ nghề thêu.

Đền thờ ông Lê Công Hành

Mặc dù nghề thêu lúc bấy giờ rất phát triển ở Quất Động nhưng để có thể nói đến sự chuyên nghiệp, đạt đến mức tinh xảo thì phải nhắc đến xứ Huế - đây được xem là nơi đánh dấu bước phát triển mới của nghề thêu. Khi triều Nguyễn xây dựng hoàng cung tại đây, bà Hoàng Thị Cúc – mẹ vua Bảo Đại cùng Nam Phương hoàng hậu đã kết hợp những tinh hoa của nghệ thuật thêu tay Việt Nam với kỹ thuật thêu của Châu Âu để nâng nghệ thuật thêu của cung đình lên đỉnh cao hơn, gắn với những nét thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế. Qua đó các trang phục lúc này được hoàn thiện hơn, từ sự oai nghiêm, hùng mãnh của rồng, sự duyên dáng, e ấp của các loài hoa đều thể hiện sắc nét trên trang phục. Một học giả người Pháp đã viết: “Người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc…”

Trang phục quan lại phong kiến

Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức: "Công, Dung, Ngôn, Hạnh" như người xưa từng nói:

“Trai thì đọc sách ngâm thơ.

Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.” 

Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: "...Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tử nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc..."  

Hoàng phục thời Nguyễn

Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định: "Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa". Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc.  


Thời trang thêu tay trẻ em Ninh Khương – hơn cả một tác phẩm nghệ thuật

Với chặng đường 17 năm, thương hiệu thời trang thêu tay Ninh Khương đã mạnh dạn khai thác các ứng dụng của Nghệ thuật Thêu tay vào cuộc sống thường nhật để tạo nên các sản phẩm như thời trang trẻ em, vật dụng gia đình, vật dụng trang trí, góp phần vào việc quảng bá rộng hơn Nghệ thuật đặc sắc này của dân tộc, tạo ra sự giao thoa kỳ diệu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Thêu dấu sắc tạo nên hình hoa lá tinh tế trong sản phẩm đầm thêu bé gái

Từ đây, chính đôi bàn tay người Việt làm đẹp cho chính con người xứ Việt đồng thời giới thiệu đến bạn bè Quốc tế về một đất nước con người cần cù và khéo léo trong lao động, sáng tạo không ngừng vươn lên trong cuộc sống mới.

Một sản phẩm đầm smock

Những nghệ nhân lành nghề của Ninh Khương cùng sự sáng tạo, tỉ mỉ đã đưa thời trang trẻ em, vật dụng gia đình lên một tầm vóc của nghệ thuật thêu tay, từ thêu smock thêu đắp, thêu lướt, thêu dấu sắc hay thêu rua kì công… Qua những đường kim mũi chỉ tạo nên nghệ thuật thêu và thể hiện được tất cả những hình ảnh xung quanh cuộc sống này như những thăng trầm của lịch sử, hình ảnh trống đồng, canh nông, hay đơn giản là những sự vật xung quanh, hoa lá… tất cả được tạo nên với muôn sắc màu qua bàn tay tinh hoa của các nghệ nhân.

Thêu đắp trên sản phẩm gối trẻ em

Ngoài tay nghề, thì với thương hiệu thời trang trẻ em thêu tay cao cấp Ninh Khương, để có thể thêu được những đường nét sắc sảo, sống động thì điều quan trọng chính là chỉ thêu. Sợi chỉ thêu được nhuộm hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên như cây chàm, củ nâu, vỏ bang, đá mài, hoa hòe…. Để an toàn cho làn da mềm mại nhạy cảm của bé, cũng như tôn lên giá trị thủ công truyền thống, như một học giả đã nói về cách phối màu tự nhiên để làm nên chỉ thêu của người Việt ta: "Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất đơn giản không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được".

Đầm thêu rua – một kỹ thuật thêu vô cùng phức tạp

Ninh Khương hy vọng thông qua bài viết này tất cả độc giả sẽ hiểu hơn về lịch sử phát triển của Thêu tay để qua đó thêm yêu và thêm trân trọng từng mũi thêu, từng tác phẩm nghệ thuật.

← Bài trước Bài sau →