Nghệ thuật thêu tay: 04 điều không nên bỏ lỡ

 

Lịch sử nghề thêu tay truyền thống Việt Nam 

Nghề thêu tay truyền thống của Việt Nam có sự học hỏi từ kỹ thuật của Trung Hoa. Theo ghi chép, ông tổ nghề thêu của Việt Nam là cụ Lê Công Hành. Ông tên thật Trần Quốc Khái, người làng Quất Động (Thường Tín, Hà Nội ngày nay). Sau khi đỗ tiến sĩ, ông ra làm quan dưới triều Lê.

Năm 1646 ông đi sứ sang Trung Quốc. Ông bị triều đình nhà Minh nhốt trên lầu cao rồi rút mất thang. Khi bị nhốt cũng không ai mang cơm nước đến cho ông. Để đỡ đói ông đã uống tạm nước trong chóe đựng nước cúng. Khi cậy vào lưng Phật ông phát hiện tượng làm bằng một thứ bột ăn được. Nhờ đó, ông có đủ đồ ăn thức uống. Không có việc gì làm, ông đã hạ hai bức nghi môn để mày mò. Ông kinh ngạc bởi cách thêu quá khéo. Ông quyết học cách làm để về truyền dạy lại cho bà con xứ mình.

Sau một thời gian, ông đã thành thạo cách thêu. Lúc này đồ ăn thức uống cũng đã cạn, ông bèn tìm đường thoát ra. Ông đã kẹp hai cái lọng vào hai bên mình mà nhảy xuống trước sự kinh ngạc của mọi người.

Sau khi về nước, ông truyền nghề lại cho con cháu và người dân làng mình. Từ đó nghề thêu ở Quất Động được nhiều người biết đến. Dần dần đây trở thành nghề truyền thống của cả vùng. Nghề thêu và làm lọng ngày càng trở nên phát triển.

(Ảnh: Nghề thêu tay tại Việt Nam xuất hiện từ hơn 400 năm trước)

Ông Lê Công Hành mất ngày 12 tháng 6 âm lịch. Sau khi mất, ông được dân địa phương lập đền thờ và tôn làm ông tổ nghề thêu truyền thống của Việt Nam

Các làng nghề thêu tay truyền thống

Số lượng làng nghề thêu truyền thống hiện tại còn không nhiều. Một nguyên nhân chính  sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm công nghiệp.

Nhắc đến các làng thêu truyền thống thì chắc chắn phải nhắc đến huyện Thường Tín (Hà Nội). Từ cái nôi là xã Quất Động, nghề thêu đã lan sang các xã lân cận: Đông Cứu, Thắng Lợi.

(Ảnh: Nghề thêu tay truyền thống gặp nhiều khó khăn)

Từ bao đời nay, ngoài thời gian đồng áng người dân nơi đây lại miệt mài bên khung cửi. Nhiều bé gái được bà, được mẹ chỉ cho cách cầm kim thêu ngay từ khi còn chưa biết đọc. Ngày nay, nhờ công nghệ nghề thêu cũng được hỗ trợ ít nhiều. Ví như chỉ thêu trước kia vốn hạn chế về màu sắc thì nay nhuộm màu dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn vào một thực tế rằng nghề thêu đang đứng trước nguy cơ mai một. Số lượng gia đình theo nghề có xu hướng giảm dần theo mỗi năm. Lý do chính là nguồn lợi kinh tế không đủ trang trải cuộc sống. Giữa những tâm huyết trong từng đường thêu, nhiều nghệ nhân phải rất chật vật để bám nghề. Nhiều nghệ nhân tâm niệm sẽ mãi một lòng với Tổ nhưng gánh nặng cơm áo vẫn oằn vai.

Để nghề thêu được phục hưng cần phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Không chỉ tiêu dùng trong nước, sản phẩm thêu phải vươn mình ra quốc tế. Đây vừa là cách để bảo tồn, cũng là để mang nét đẹp làng nghề Việt ra thế giới.

Học thêu tay có khó không?

Để thêu được không khó, nhưng cần tập trung và bỏ thời gian luyện tập. Trước tiên bạn cần có một số kiến thức căn bản về thêu tay như sau:

Các dụng cụ thêu tay cần thiết

Một số dụng cụ thêu cơ bản gồm: vòng thêu, vải, chỉ, kéo cắt chỉ thêu, bút đánh dấu mẫu.

(Ảnh: Khung thêu)

Những mũi thêu tay cơ bản

Ninh Khương giới thiệu 12 mũi thêu cơ bản mà từ đó bạn có thể thỏa sức sáng tạo.


(Ảnh: Các mũi thêu tay cơ bản)

Các bước thêu tay cơ bản

Tìm mẫu thêu

Google và Pinterest có rất nhiều mẫu đẹp. Bạn nên bắt đầu với các mẫu đơn giản.

In mẫu thêu và chọn màu

Chọn xong mẫu thêu, bạn áng chừng kích thước hình thêu và in ra giấy nến. Nếu là mẫu trắng đen thì bạn sẽ phối màu.

Bạn dùng giấy nến trắng đặt lên mẫu đã in/vẽ. Bạn dùng bút chì màu tô lên các chi tiết hiện trên tờ giấy nến mới này, phối màu theo ý.

Chuyển mẫu thêu sang vải

Có 3 cách:

– Cách 1: Dùng giấy than và cây lăn dấu: Cách này phù hợp cho mẫu nhiều đường thẳng. Ưu điểm: dễ làm, đường vẽ nhỏ, ít lưu dấu trên vải.

– Cách 2a: Với mẫu đối xứng thì dùng bút có mực xóa được trên vải. Cách này phù hợp với mẫu nhiều chi tiết.

– Cách 2b: Với mẫu thêu không đối xứng, bạn chuyển mẫu bằng cây lăn dấu. Sau đó đồ lại bằng bút viết lên vải.

(Ảnh: Một thành phẩm thêu tay)

Bắt đầu thêu

Bạn xem lại phần giới thiệu các bước thêu cơ bản nhé.

 Shop uy tín có các sản phẩm thêu tay chất lượng tại TP.HCM

Chuỗi cửa hàng Ninh Khương

Ninh Khương có đa dạng các sản phẩm hơn cả từ váy, áo dài, đầm kiểu, … Ninh Khương có 7 chi nhánh với các sản phẩm thêu tay chất lượng với hơn 20 năm trong nghề. Một khi đã đến sẽ khó lòng rời bước.

  • Hotline: 0908003141
  • Địa chỉ các cửa hàng xem tại đây.

 

(Ảnh: BST khăn lụa Ninh Khương)

(Ảnh: Đầm thêu tay đẳng cấp, thời trang)

 

(Ảnh: Đầm trơn sang trọng để dự tiệc)

(Ảnh: Sức mạnh nữ quyền toát lên trong từng đường nét)

 


Nghề thêu tay là một nghề truyền thống lâu đời với nhiều tinh hoa. Tiếp bước ông cha, Ninh Khương luôn muốn mang nghệ thuật này vươn ra thế giới.

Ninh Khương - Thêu yêu thương cho cuộc sống.

XEM THÊM

Nguồn gốc và ngắm nhìn những mẫu Smock đặc sắc

Chi tiết các công đoạn trước khi thêu tay

Thời trang Thêu tay đẳng cấp

Sắc màu đầm lụa nào cho Tết Tân Sửu

← Bài trước Bài sau →
article