Tết Trung thu có gì đặc biệt?

Tết Trung thu không chỉ được xem là một những đêm hội dành cho các bé thiếu nhi theo những phong tục từ lâu đây còn là ngày Tết Đoàn Viên. Hãy cùng thêu tay Ninh Khương điểm qua một vài phong tục của trong ngày đặc biệt này.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Không ai biết Tết Trung thu có từ khi nào nhưng nhiều người cho rằng ngày này được bắt nguồn từ Trung Quốc và đã từ lâu người ta đã chọn ngày 15/8 Âm lịch là Tết Trung Thu. Nhưng chắc hẳn ai cũng từng biết một hoăc vài câu chuyện về những nhân vật cổ tích gắn liền với ngày Tết Trung thu nào là sự tích Hằng Nga, sự tích Chú Cuội, Sự tích Thỏ ngọc... Theo ghi chép từ thời nhà Lý, Lễ hội trăng rằm thường được tổ chức cùng nhiều hoạt động hấp dẫn như đua thuyền, múa rối nước cũng với những hoạt động ca hát, nhảy múa vui tươi, náo nhiệt.

Phong tục Tết trung thu tại Việt Nam

Cùng nhau phá cổ

Thông thường trong ngày này, buổi sáng sẽ là thời gian để cả gia đình quây quần cùng nhau bên những mâm cỗ đầy. Khi buổi chiều tối sẽ là khoảng thời gian cùng nhau sum họp, quây quần thưởng thức ánh trăng sáng bên những chiếc bánh Trung Thu thơm ngào ngạt. Ánh trăng trong đêm Trung Thu bao giờ cũng sáng, tròn và đẹp hơn. Bên cạnh đó, không khí đoàn viên của gia đình cũng làm ấm áp hơn cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trong đêm trăng rằm.

Không những thế, đối với các bé ngày Trung thu còn là thời gian vui đùa cùng chúng bạn, say sưa với các trò chơi dân gian đầy thú vị: nặn bột đậu xanh, rước đèn, chơi trốn tìm, kéo co... Những lúc thế này mang lại cho các bé sự hào hứng, reo hò rất thú vị khiến ai đã từng trải qua những khoảnh khắc như thế đều dâng lên cảm giác xao xuyến khi nhớ về.

Vui trong đêm hội với những ánh đèn Trung thu

Hình ảnh những con phố ngập trong ánh đèn lung lình trong những lồng đèn với nhiều màu sắc và hình dáng ngộc nghĩnh làm dậy lên cảm giác rộn ràng khó tả. Trước đây, các bé thường nô nức với chiếc lồng đèn thường được làm bằng loại giấy kiếng trong, màu đỏ thắm được thắp sáng bằng những ngọn nến nhỏ. Nhưng hiện nay, những chiếc lồng đèn đã được hiện đại hơn với chất liệu bằng nhựa, lồng vào những bản nhạc vui tươi và được thắp bằng bóng đèn chạy bằng pin sẽ sáng lâu và rực rỡ hơn.

Không thể bỏ lỡ việc thưởng thức bánh trung thu

Hương thơm ngào ngạt, đặc trưng cùng với vị mềm, dẻo của những chiếc bánh trung thu khiến nhiều người không thể quên. Những chiếc bánh Trung thu lúc đầu được làm như hình tròn được in với những hoa văn độc đáo vừa tượng trưng cho ánh trăng sáng ngày rằm, vừa mang ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp. Tuy nhiên, bánh Trung Thu được thay đổi với dạng hình vuông để phù hợp cho việc tặng quà. Nhân bánh được đa dạng các nguyên liệu phù hợp với những khẩu vị khác nhau, nếu ưa thích vị ngọt sẽ có bánh dừa, đậu xanh, khoai môn... hoặc lựa chọn vị mặn cùng nhân thập cẩm, gà quay, vi cá....Dưới ánh trăng sáng ngời, các thành viên ngồi bên nhau thưởng thức một miếng bánh trung thu, nhấp nhẹ một ngụm trà ấm, cùng nhau chia sẻ về những vui buồn... tạo nên một bức tranh cảm xúc lắng động, thắm tình hơn bao giờ hết.

Tết Trung Thu năm nay lại rơi vào một trong những ngày cuối tuần, bé có thể cùng gia đình quây quần hoặc đi dạo phố trong không khí đầy rộn ràng để đón một mùa Trung Thu thật vui vẻ và đầy ý nghĩa trong những trang phục thật xinh xắn. Thêu tay Ninh Khương hân hạnh gửi đến bé những trang phục đáng yêu nhất trong mùa Trung thu này.

Thông tin chi tiết liên hệ Hotline: 0908003141

Fanpage: https://www.facebook.com/theutayninhkhuong

← Bài trước Bài sau →
article